Sự bình an tuỳ thuộc rất nhiều ở cái nhìn. Nhìn mình và nhìn người khác với kiêu căng, sẽ làm mất bình an cho mình và cho người khác. Trái lại, nhìn người khác và nhìn mình với sự khiêm tốn sẽ đem lại cho mình và người xung quanh một bầu khí bình an nhẹ nhàng.
Kinh nghiệm đời sống dạy tôi như thế. Thêm vào kinh nghiệm đó là kinh nghiệm về trái tim Chúa Giêsu. Khi tôi nhìn bằng tình yêu trái tim Chúa Giêsu, tôi thấy tôi được bình an nhiều lắm.
Bây giờ nhìn sâu vào cái nhìn đó qua chỉ dẫn của những người đạo đức, tôi thấy trái tim Chúa Giêsu đã đổi mới sâu sắc cái nhìn của những kẻ dâng mình cho Người.
Những kẻ dâng mình cho Người thấy mình rất tội lỗi. Từ nhận thức khiêm tốn ấy, họ để Chúa biến đổi cái nhìn của họ bằng tình yêu trái tim Người.
Một tình yêu đem lại khích lệ.
Một tình yêu làm cho biết sợ điều phải sợ.
1. Tình yêu khích lệ làm điều lành
Ở đây, tôi nhấn mạnh đến sự Chúa Giêsu khích lệ người ngoài đạo Chúa.
Thời Chúa Giêsu, những người theo đạo Chúa có thói quen nhìn người khác đạo bằng con mắt lạnh lùng, thiếu khích lệ. Chúa Giêsu không chấp nhận cái nhìn tự mãn đó. Người sửa đổi cái nhìn dửng dưng của người đạo Chúa bằng nhiều cách. Ở đây, chỉ xin nhắc đến 3 trường hợp Chúa đề cao người ngoài đạo Chúa bằng những khích lệ trân trọng.
a) Đề cao đức tin của họ
Phúc Âm Thánh Luca kể: Tại thành Caphanaum, có một người đại đội trưởng ngoại đạo, khi nghe Chúa Giêsu vào thành, đã sai mấy kỳ mục của người Do Thái đến gặp Chúa, để xin Người cứu sống cho người nô lệ đầy tớ của ông. Đang khi Chúa trên đường đến nhà ông, thì ông cho người đến nói với Chúa Giêsu rằng: Tôi không xứng đáng được đón tiếp Ngài vào nhà tôi. Xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi sẽ được khỏi. Trước thái độ của ông, Chúa Giêsu đã quả quyết: "Ngay cả trong dân Israel, tôi cũng không thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế" (Lc 7,9).
Lời Chúa phán trên đây là một khích lệ lớn gởi các người ngoài đạo Chúa. Đồng thời đây cũng là lời dạy các người đạo Chúa phải biết khiêm nhường. Chúng ta có biết khích lệ những người khác bằng những lời khen chính đáng không?
b) Đề cao đức yêu thương của họ
Thời đó, những người theo đạo Chúa sống đóng khung trong nội bộ chật hẹp. Họ không muốn nhìn ra ngoài ranh giới đạo mình. Nên cứ tưởng mình đạo đức nhất. Chúa Giêsu sửa đổi thói quen xấu đó bằng đưa ra một dụ ngôn:
Có một người bộ hành từ Giêrusalem đi Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay bọn cướp. Sau khi lấy hết của cải, bọn cướp đánh anh nhừ tử, rồi ném ở vệ đường. Tình cờ một thầy tư tế đi qua. Ông chỉ nhìn qua nạn nhân, rồi tiếp tục đi. Sau đó, một thầy Lêvi cũng đi qua. Ông cũng thấy nạn nhân, nhưng cũng chỉ nhìn qua, rồi tiếp tục đi. Sau cùng, một người Samari cưỡi ngựa đi qua. Ông dừng lai, xuống ngựa, chăm sóc nạn nhân, chở nạn nhân vào quán gần đó để nhờ cứu sống nạn nhân, chi phí bao nhiêu ông xin trả hết. Chúa Giêsu khen người Samari ngoại đạo đó là kẻ có lòng thương người thực sự (x. Lc 10,29-37).
Dụ ngôn trên đây là một sứ điệp gởi những người ngoài đạo Chúa như người Samari. Chúa khích lệ họ vì những việc từ thiện bác ái họ làm cho những con người khốn khổ. Sứ điệp cho thấy trước mặt Chúa họ bác ái hơn cả hàng tư tế và Lêvi của đạo Chúa.
c) Đề cao lòng biết ơn của họ
Khi đang đi giữa ranh giới miền Samari và Galilê, Chúa Giêsu gặp 10 người phong cùi. Họ xin Người cứu chữa họ. Người bảo họ: Hãy đi trình diện với các tư tế. Đang khi đi đường, cả 10 người phong cùi đó đều được phép lạ chữa lành. Thấy vậy, một người trong họ đã trở lại cám ơn Đức Giêsu. Đức Giêsu nói: "Chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại đạo này" (Lc 17,17-18).
Lời Chúa phán trên đúng là một khích lệ trân trọng gởi đến những người ngoài đạo Chúa. Lòng biết ơn là một đức tính nhân bản. Giữ được đức tính nhân bản cần thiết đó là bước đầu đi vào đức ái và đức tin.
Khích lệ những người khác làm việc tốt, khích lệ điều tốt nơi những người khác, đó là việc những người tôn sùng trái tim Chúa cần làm. Khích lệ từ những việc thuộc đức tin, cho đến đức ái, cả đến nhân bản. Nhiều khi khích lệ các việc tốt về nhân bản lại rất cần. Bởi vì nếu thiếu nhân bản như sống lười biếng, sống tham lam ích kỷ, sống hiện thực, sống thực dụng, thì dù có siêng đi lễ, đọc kinh, cũng sẽ chẳng làm chứng được nhiều cho đạo Chúa.
Thêm vào sự khích lệ làm điều lành, việc tôn sùng trái tim Chúa Giêsu cũng răn đe, làm cho người ta biết sợ những gì phải sợ.
2. Tình yêu làm cho biết sợ những điều phải sợ
Nguy cơ đem nhân loại đến diệt vong là nhân loại không còn biết sợ tội.
Nguy cơ đưa một cộng đoàn đến suy tàn là cộng đoàn đó không chịu sám hối.
Nguy cơ đưa cả một thế hệ đến chỗ diệt vọng là vì thế hệ đó xem thường hình phạt đời này và hình phạt hoả ngục đời sau.
Phải biết sợ tội, phải biết sám hối, phải biết sợ hình phạt đời này và hình phạt hoả ngục đời sau. Những điều đó chính là của tình yêu cứu độ.
Tôi mới đọc lại một đoạn thư của Thánh Phaolô. Người răn đe: "Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng biết, đó là dâm dục, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi báo trước cho mà biết, như tôi đã từng báo: Những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa" (Gl 5,19-21). Đọc xong, tôi tự hỏi: Thời nay, còn mấy người sám hối về chuỗi dài những tội như thế, vì tin chúng cản ngăn mình vào Nước Trời? Tôi nghĩ số người đó còn khá nhiều.
Rồi tôi đọc lại bốn Phúc Âm, tôi nhận ra rất nhiều lời Chúa Giêsu cảnh báo: Phải sám hối, phải tránh tội, kẻo không thoát được hình phạt hoả ngục đời đời. Thí dụ: Tội không thực thi thánh ý Chúa (x. Mt 7,21-23). Tội không làm ra lời những vốn Chúa trao (x. Mt 25,26-30). Tội không phục vụ những người Chúa gởi (x. Mt 24,45-50). Tội không bác ái đối với những kẻ khốn cùng (x. Mt 25, 41-46). Tôi tự hỏi: Chính tôi có nhận thức đúng và đủ những điều Chúa răn đe không? Tôi thực sự phải sám hối.
Những răn đe trong Tân Ước cũng chính là những cảnh báo của tình yêu trái tim Chúa Giêsu. Nếu nhìn mình và người khác trong tình yêu trái tim Chúa Giêsu, chúng ta sẽ thấy việc cảnh báo răn đe là rất cần cho tu đức. Ta nên làm việc đó bên cạnh những khích lệ. Răn đe và khích lệ là hai mặt của tình yêu cứu độ. Tôi thấy Chúa cũng đã chia sẻ tình yêu cứu độ cho nhiều người ngoài đạo Chúa tại Việt Nam hôm nay.
Ngày 23/1/2021, Cha Phê-rô Vũ Văn Tạo, giám đốc Caritas Giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng, cùng các cộng tác viên đã đến thăm và tặng quà tết cho các em mồ côi tại trung tâm Hy Vọng Lạng Sơn, thuộc xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Văn phòng Tòa GIám mục gửi thư mời Quý Hội đồng Mục vụ và đại diện các ban ngành của các Giáo xứ, Giáo họ và Giáo điểm trong toàn Giáo phận về dự họp mặt tất niên và chào đón Xuân mới Tân Sửu.
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Tử nạn và Phục sinh, gia quyến trân trọng báo tin: ÔNG CỐ GIOAN BAOTIXITA TRẦN VĂN VANG Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1943 tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thuộc Giáo phận Phát Diệm, đã qua đời.
Thứ Hai ngày 18/1: Bắt đầu tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hiệp nhất. Trong tuần này có thể cử hành Thánh Lễ cầu cho các Kitô hữu hiệp nhất (kể cả trong ngày Chúa Nhật).
Ngày 13 tháng 1 năm 2021, tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn, Cộng đoàn GIáo họ Tổ Sơn thuộc Giáo xứ Chính Tòa đã hân hoan hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Ba Thánh Tử Đạo Đaminh Phạm Trọng Tả - Luca Phạm Trọng Thìn và Giuse Phạm Trọng Tả, là Bổn mạng của Giáo họ.
No-el kết nối tình thânTối ngày 31/12/2020 tại Tòa Giám Mục Lạng Sơn, Đức cha Giu-se đã tổ chức chương trình: No-el kết nối tình thân và chào đón năm mới Tân Sửu 2021.
Đức Giám mục Giáo phận chủ sự Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất và ban Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, hợp thức hóa Hôn Nhân và làm phép hang đá tại Giáo xứ Cao Bình.
Ngày 23/1/2021, Cha Phê-rô Vũ Văn Tạo, giám đốc Caritas Giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng, cùng các cộng tác viên đã đến thăm và tặng quà tết cho các em mồ côi tại trung tâm Hy Vọng Lạng Sơn, thuộc xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Hội đồng giám mục Croatia đang đóng góp hơn 1 triệu đô la để viện trợ khẩn cấp cho các nạn nhân của trận động đất 6,4 độ Richter hôm 29/12/2020 ở nước này; cụ thể là sẽ giúp cho những người thiếu thốn nhất của giáo phận Sisak và tổng giáo phận Zagreb.Hồng Thủy - Vatican News
Cầu tre nằm giữa suối chờMong một ai đó nương nhờ bước quaBên kia lác đác ngôi nhàThấy nhà truyền giáo vui ca trên cầuBản làng đói Chúa đã lâuCầu tre mở lối nối dài tình thân
Trong sứ điệp nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật được cử hành hàng năm vào ngày 3/12, Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh quyền được chăm sóc mục vụ của người khuyết tật cũng như cổ võ sự tham gia tích cực của họ trong đời sống giáo xứ.
Cha Giám đốc Ban Bác ái xã hội - Caritas Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng gửi thư kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt tại miền Trung. Sau đây là toàn văn bức thư:
Hưởng ứng lời Kêu gọi của Đức Tổng Giám mục Giuse – Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam chúng ta cầu nguyện và chung tay giúp đỡ cho các nạn nhân lũ lụt miền Trung, tùy theo khả năng của mình. Đây cũng là dịp thiết thực để thực hành châm ngôn sống của Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam là “Cầu Nguyện – Rước Lễ - Hy Sinh – Làm Tông Đồ”.
Trong tinh thần tương thân tương ái, cùng với các Ban Caritas Giáo phận tại miền Bắc, những ngày qua Cha Giám đốc Caritas Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng Phêrô Vũ Văn Tạo đã trực tiếp đến với bà con vùng lũ lụt miền Trung.
“Lá rách tương tàn, đùm bọc lá tương tàn như nhau”, đó là lời của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp khi phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam viếng thăm và ủy lạo anh chị em gặp nạn ở Giáo xứ Lương Văn – Huế.
Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch HĐGM Việt Nam và Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu – Chủ tịch UBBAXH - Caritas Việt Nam đã khẩn trương kêu gọi các Kitô hữu cầu nguyện và đóng góp cứu trợ Miền Trung.
Caritas Việt Nam (12.10.2020) – Ngày 12-10-2020, tại văn phòng Caritas Việt Nam, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu – chủ tịch UBBAXH – Caritas Việt Nam đã chủ trì nghi thức bàn giao chức vụ Giám đốc Caritas Việt Nam.
Bác sĩ Bryan Thatcher ở Florida, Hoa Kỳ, đã sống một trải nghiệm hoán cải nhờ cuộc gặp gỡ với Lòng Thương Xót Chúa, điều khơi dậy trong lòng ông mong muốn truyền giáo đồng thời chăm sóc cho linh hồn những người hấp hối.Hồng Thủy - Vatican News
Thật vậy, công cuộc truyền giáo chỉ được xem là “thành công” (tức là đem lại ơn cứu độ cho các linh hồn) khi những quyết định và cung cách lãnh đạo điều hành của bề trên gần gũi với Tin mừng...
“Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15, 9). Chúa mời gọi chính mỗi chúng ta hãy cởi bỏ con người cũ của bản thân, mặc lấy con người mới để chúng ta đi vào mối tương quan với Chúa cách thân mật, ở lại, lắng nghe, và ra đi.
Đức cha Giuse và cộng đoàn hiện diện đã lắng nghe Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho ngày Khánh nhật Truyền Giáo. Sứ điệp năm nay có chủ đề “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8).
Chiều thứ Sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2020, Đại hội Truyền Giáo lần thứ IV của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã chính thức được khai mạc tại Hội trường Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn.
20 câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc truyền giáo được trích từ “Cuộc phỏng vấn của Gianni Valente với Đức Thánh Cha”, Hãng Thông tấn Fides thực hiện.
WHĐ (16.10.2020) - Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long - Chủ tịch Ủy ban Loan Báo Tin Mừng trả lời phỏng vấn nhân dịp Hội Nghị Thường Niên 2020 tại Trung tâm Mục vụ - Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Nghệ thuật truyền giáo của Thánh Têrêxa là tình yêu và con đường nhỏ.Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng.
"Lòng nhiệt thành truyền giáo, canh tân sự hiện diện và trau dồi kỹ năng truyền giáo" là những điều căn bản nhất mà người môn đệ Chúa Giêsu cần quan tâm khi thi hành sứ mạng loan báo Tin mừng.